Tại sao lại có nội dung bên thứ 3 trùng khớp
Những người sở hữu bản quyền dùng tính năng content ID để xác nhận quyền sở hữu bản quyền của họ. Khi họ xác nhận rằng video của bạn thuộc của họ, về âm thanh, hoặc hình ảnh, hoặc kết hợp cả âm thanh và hình ảnh. Thì video của bạn sẽ nhận được 1 cảnh báo nội dung bên thứ ba trùng khớp
Chủ sở hữu bản quyền có thể chọn các hành động khác nhau để nhận dạng tài liệu khớp với tài liệu của họ:
- Tắt tiếng âm thanh khớp với nhạc của họ (Bạn cần thay âm thanh khác để kiếm tiền)
- Chặn toàn bộ video hiển thị (Bạn không kiếm được tiền)
- Kiếm tiền từ video bằng cách chặn quảng cáo trên đó (Bạn kiếm được rất ít)
- Theo dõi số liệu thống kê lượt xem video (Bạn kiếm tiền bình thường)
Người dùng Việt Nam lạm dụng content ID
Ở bên Mỹ hay các quốc gia có luật bản quyền tốt, họ rất nghiêm túc trong việc dùng Content ID, chỉ khi họ xác nhận rằng đó là nội dung thuộc bản quyền của họ, họ có các tài liệu đầy đủ, thì họ mới tranh chấp. Bởi vì họ có thể bị kiện ngược, và đều bù lớn hơn rất nhiều so với lợi ích được hưởng.
Rất nhiều cá nhân kể cả công ty nội dung đó không phải của họ, nhưng vì lợi nhuận, họ sẵn sàng cướp video của người khác, tạo ra 1 môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Một vài công ty lớn thì lại chẳng hiểu gì về bản quyền, hoặc họ cố tình lừa người dùng. Rõ ràng rằng hầu hết các bản nhạc bạn có thể download miễn phí ở Zing mà không cần đăng nhập (Youtube không bảo vệ bản quyền khi bạn có thể download miễn phí ở tên miền công cộng), nhưng hầu hết các bản nhạc đó bạn lại bị POPS khiếu nại bản quyền.
Một thực trạng đáng báo động, là các công ty hoặc cá nhân không sở hữu bản quyền, vẫn có thể sử dụng Content ID. Họ sử dụng bằng cách đăng ký qua 1 network. Chứ hầu hết, họ không thể đăng ký trực tiếp với Youtube được. Vì lý do này, họ lạm dụng bản quyền khá nhiều.
Tại sao bạn cần tranh chấp nội dung bên thứ 3
YouTube cũng đặt ra các nguyên tắc rõ ràng về cách sử dụng Content ID. Chúng tôi liên tục theo dõi cách sử dụng và các tranh chấp Content ID để đảm bảo những nguyên tắc này được tuân thủ. Những chủ sở hữu nội dung nhiều lần đưa ra khiếu nại không đúng có thể bị vô hiệu hóa quyền truy cập Content ID và chấm dứt quan hệ đối tác với YouTube.
Cách tranh chấp nội dung bên thứ 3 theo từng bước
Trước tiên bạn hãy chuyển Youtube của bạn sang tiếng Anh để “chém gió” với thằng sở hữu bản quyền
Bạn sẽ tạo lợi ích cho cộng đồng nếu tranh chấp thành công
Khi 1 video của bạn tranh chấp thành công, tức là người khiếu nại bằng Content ID không xác nhận được bản quyền. Thì những người đang sử dụng âm thanh giống như bạn cũng đồng thời được remove khiếu nại bên thứ 3 trùng khớp. Như vậy là bạn tạo ra lợi ích rất lớn cho cộng đồng Youtube.
Tiếp theo, nếu bạn khiếu nại nhiều lần, và thành công, thì người sử dụng Content ID sẽ vĩnh viễn bị khóa tính năng này, và bị xóa tài khoản Youtube vì lạm dụng. Điều này đồng nghĩa với việc hàng chục hàng trăm video khác trên Youtube được giải thoát khỏi nội dung bên thứ 3 trùng khớp.
Nếu tranh chấp không thành công
Việc tranh chấp nội dung bên thứ 3, ở những bước đầu tiên, là có lợi cho người dùng Content ID tức là có hại cho chúng ta những sử dụng âm thanh hoặc video của họ. Vậy nên, chỉ tranh chấp trên những chanel mới tạo bật kiếm tiền và xác nhận. Dù trường hợp xấu nhất bị khóa kênh thì cũng không làm sao cả.
Nếu chẳng may bạn bị khóa kênh sau khi tranh chấp thì hãy sử dụng tính năng này của Youtube để khôi phục kênh.
https://support.google.com/youtube/answer/6005919/
Đến bước cuối cùng này, thì bên sử dụng Content ID bắt buộc phải trình các tài liệu chứng minh bản quyền của họ, tài liệu về âm thanh gốc, giấy tờ các thể loại. Có như vậy mới có cộng đồng Youtube trong sạch.
Update: Nguyên tắc tranh chấp cơ bản
Có những nguyên tắc nhất định để không làm ảnh hưởng đến việc kiếm tiền, và nguy cơ bị loại khỏi Partner của Youtube như sau, hãy nghiên cứu kỹ trước khi quyết định tranh chấp.
Thứ nhất: Tạo 1 tài khoản mới hoặc tài khoản bạn ít sử dụng khác biệt hoàn toàn với tài khoản đang kiếm tiền
Thứ hai: Đăng video bị trùng khớp giống như video ở kênh bạn kiếm tiền, tranh chấp trên kênh mới.
Thứ ba: Trong vòng 30 ngày, khi video tranh chấp bị khiếu nại không có phản hồi, thì toàn bộ video trên Youtube bị trùng khớp sẽ được mở, và bạn có thể kiếm tiền bình thường
Thứ hai: Đăng video bị trùng khớp giống như video ở kênh bạn kiếm tiền, tranh chấp trên kênh mới.
Thứ ba: Trong vòng 30 ngày, khi video tranh chấp bị khiếu nại không có phản hồi, thì toàn bộ video trên Youtube bị trùng khớp sẽ được mở, và bạn có thể kiếm tiền bình thường
Cuối cùng. Nếu có khó khăn gì trong khi tranh chấp, bạn hãy để lại ở dưới phần thảo luận. Chúng ta sẽ cùng nhau, đấu tranh và tạo ra môi trường bản quyền trong sạch. Tránh việc lạm dụng của các cá nhân khác gây anh hưởng đến toàn bộ cộng đồng.
Nguồn : Theson.net
Về trang chủ thủ thuật, mẹo vặt
0 comments:
Post a Comment