Giấy phép lao động cho người nước ngoài
Bạn là người nước ngoài? Bạn cần xin giấy phép lao động vào Việt Nam để làm việc? Nhưng bạn chưa nắm rõ được điều kiện, thủ tuc, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động gồm những gì theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Song Linh Tours giải đáp cùng bạn.
I. ĐIỀU KIỆN cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài khi vào Việt Nam:
– Thời hạn làm việc tại Việt Nam dưới 03 tháng;
– Bạn là thành viên hoặc là chủ sở hữu của công ty TNHH, là thành viên HĐQT của công ty cổ phần.
– Bạn đã được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
– Bạn di chuyển trong nội bộ DN, thuộc phạm vi các ngành DỊCH VỤ (DV) trong biểu cam kết DV của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới của 11 ngành DVbao gồm: dịch vụ kinh doanh, thông tin, xây dựng, môi trường, tài chính, phân phối, giáo dục, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và dịch vụ vận tải;
– Bạn vào Việt Nam với mục đích thực hiện chào bán DV.
– Công việc của bạn ở Việt Nam là cung cấp DV tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật, hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
– Công việc của bạn tại Việt Nam là xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 3 tháng, sau khi hết 3 tháng làm việc tại Việt Nam thì bạn phải làm thủ tục đăng ký cấp GPLĐ;
– Bạn được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
– Bạn làm Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người nước ngoài được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm đại diện cho các hoạt động tại Việt Nam;
II. THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG (GPLĐ) CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI BAO GỒM:
– Văn bản đề nghị cấp GPLĐ của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài (theo mẫu.)
– Các tài liệu của nhân thân người nước ngoài như lý lịch tư pháp, văn bằng chứng chỉ như : bằng đại học, giấy chứng nhận kinh nghiệm 3 năm làm việc trở lên cùng chuyên môn,…
– Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Ngoài ra bạn cần phải chuẩn bị thêm những thủ tục sau:
+ Giấy phép kinh doanh copy
+ 02 ảnh 4x6cm ( nền trắng, rõ nét, không đeo kính, chụp không quá 6 tháng tới ngày làm thủ tục)
+ Lý lịch tư pháp Việt Nam.
+Giấy khám sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế, có giá trị trong 06 tháng tính từ ngày cấp.
+ Văn bản đề nghị cấp GPLĐ cho người nước ngoài lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương với hộ chiếu
+ Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, là lao động kỹ thuật hoặc là chuyên gia.
– Đối với một số nghề, công việc thì cần văn bản xác nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy công nhận bạn là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
b) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
c) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
– Văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
Lưu ý chung: Những giấy tờ quy định trên là 01 bản chính hoặc 01 bản sao; nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự/chứng nhận lãnh sự theo điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
III. HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG (GPLĐ) gồm có:
1.Mẫu số 1: ký tên và đóng dấu: 2 bản.
2.Mẫu số 6: ký tên và đóng dấu trang cuối, không đóng giáp lai: 2 bản.
3.Những giấy tờ đã nêu trong mục II – thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài .
Lưu ý:
– Nếu không phải là Đại diện Pháp luật ký tên mà là một cá nhân khác thì phải có Giấy Ủy quyền.
– Thơì hạn đăng ký Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trước 30 ngày kể từ dự kiến xin GPLĐ (Mẫu số 1)
– Thời gian Cấp mới GPLĐ là 35 ngày làm việc.
IV.QUY TRÌNH CẤP GPLĐ:
B1: Quý khách phải noopk MẪU SỐ 1 để đăng ký nhân sư lao động của DN ở Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thành Phố.
B2: Mang hồ sơ còn lại đến Sở Lao Động hay Ban Quản Lý Khu Công Nghiệp để xin GPLĐ.
Thời gian: từ 1 tháng – 1 tháng rưỡi.
*Những trường hợp GPLĐ cho người nước ngoài tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc vô hiệu:
– GPLĐ hết thời hạn.
– HĐLĐ chấm dứt hoặc hết thời hạn, hoặc nội dung không đúng với nội dung của GPLĐ đã được cấp.
– Hợp đồng kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt hiệu lực.
– DN, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.
– Bạn nằm trong đối tượng bị phạt tù, đẫ chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Toà án.
– Văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thông báo thôi cử người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– GPLĐ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi do vi phạm pháp luật Việt Nam.
Mọi chi tiết về thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, xin quý khách vui lòng liên hệ với Song Linh Tours để được giải đáp cụ thể hơn.
Hotline: 0968 193 366
Trân trọng cảm ơn!
Mời quý khách tham khảo thêm về: công văn thương mại 6 tháng
0 comments:
Post a Comment